Bản tin Tổng hợp đầu tuần - Số 04, tháng 10/2022

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tăng nhanh cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, với khoảng 1.500 vụ/năm trong giai đoạn 2016-2020. Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của thương mại điện tử

Trong khi đó, các chính sách pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành cách đây 12 năm còn thiếu các quy định phù hợp với mô hình kinh doanh có yếu tố mới trong chuyển đổi số. Nhiều hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng mới cũng chưa được đề cập trong luật. Để hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là trong môi trường thương mại điện tử và trên không gian mạng, Chính phủ đã đề xuất và được Quốc hội thông qua đưa Dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm nay. Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Giám đốc VCCA nhấn mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng là vấn đề còn mới mẻ đối với Việt Nam nên phải thực hiện thường xuyên, liên tục.

Việt Nam đã lựa chọn 6 ngành công nghiệp ưu tiên hỗ trợ phát triển là dệt may, da giày, điện tử, ô tô, cơ khí và công nghệ cao. Theo đó, Việt Nam cần thúc đẩy cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI để nâng cao vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Diễn đàn đa phương MSF 2022 với chủ đề Cải thiện vị thế chuỗi giá trị toàn cầu cho Việt Nam: “Hợp tác đa phương nâng cao năng lực và Trách nhiệm tra soát” đã được tổ chức tại Hà Nội hôm thứ Tư ngày 19 tháng 10. Bộ Công Thương phối hợp tổ chức sự kiện với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung Việt Nam. Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định lại sự quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua 35 năm kiên trì thực hiện mục tiêu này, ngành công nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhờ đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 370 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á; thu nhập bình quân đầu người hơn USD3,700; quy mô thương mại đạt 670 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế dẫn đầu về thương mại quốc tế.

Tin nổi bật tuần qua

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu vào môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam sụt giảm còn 62,2 điểm trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng trầm trọng nhưng kết quả này vẫn khá khả quan, theo khảo sát Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) do Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam thực hiện. Kết quả trên đến từ sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu do xung đột leo thang ở Ukraine, áp lực lạm phát dai dẳng, tình trạng thiếu lao động trên toàn thế giới và tăng trưởng toàn cầu trì trệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn như hiện nay, BCI của Việt Nam vẫn cao hơn 10,2 điểm so với mức 52,0 điểm trước đại dịch trong quý 4 năm 2019 và cao hơn 1,2 điểm so với quý 4 năm 2020, thời điểm Việt Nam nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch.

Xem thêm tại ĐÂY

Một số điểm tin chính về tài chính và kinh doanh trong tuần qua

  1. Legal framework to protect consumers in cyberspace being completed
  2. Vietnam urged to improve position in global value chain
  3. European firms’ confidence in Vietnam’s business environment slightly declines but still strong: EuroCham
  4. OECD Southeast Asia Ministerial Forum 2022 opens in Hanoi
  5. Growth target is within reach: GSO Director
  6. New technology shaping development of local startups
  7. Hanoi scores positive economic indicators in January-September
  8. Lam Dong seeks stronger partnership with Belgian businesses, localities
  9. Vietnam banks raise interest rates to lure depositors
  10. Hai Phong encourages development of eco-industrial parks