Bản tin Tổng hợp đầu tuần - Số 02, tháng 10/2022

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt hoảng 14 - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm.

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển logistics thành ngành dịch vụ mũi nhọn, với tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 15% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030. Tỷ trọng đóng góp của ngành vào tổng sản phẩm trong nước (GRDP) của ngành đạt 10% vào năm 2025 và 12 % vào năm 2030. Theo Đề án phát triển ngành logistics của thành phố đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, thành phố sẽ có 7 trung tâm logistics. TP.HCM có thế mạnh về vị trí địa lý khi nằm giữa các trục giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây nên trở thành trung tâm lưu chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu cho khu vực các tỉnh phía Nam.

Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế biển có ý nghĩa to lớn và cũng là con đường nhanh nhất để hai tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là Trà Vinh và Bến Tre trở thành địa phương giàu, mạnh về biển. Trong thời gian tới, hai tỉnh đặt mục tiêu phát triển kinh tế biển mạnh mẽ và bền vững, trọng tâm vào các ngành năng lượng tái tạo, thủy sản và du lịch. Hai tỉnh đang nỗ lực thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường biển, chống xói lở bờ biển, bảo tồn và phát huy các hệ sinh thái biển. Trà Vinh được Chính phủ chọn là tỉnh trọng điểm phát triển cả thủy sản và giao thương quốc tế. Tương tự, Bến Tre đặt mục tiêu trở thành một trong những địa phương phát triển mạnh và bền vững về kinh tế biển, tập trung phát triển năng lượng tái tạo, thủy sản và du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin nổi bật tuần qua

Đại dịch COVID-19 đã kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hai năm qua, nhưng mặt khác, cũng thúc đẩy sự gia tăng đáng kể của thương mại điện tử, ghi nhận mức tăng trưởng 16% lên 13,7 tỷ USD doanh thu bán lẻ trong 2021, theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, bán lẻ và bán buôn giảm 0,21% so với cùng kỳ năm trước, khiến nền kinh tế giảm 0,02 điểm phần trăm. Hoạt động kho bãi và hậu cần giảm 5,02% và dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 20,81%, kéo theo mức tăng trưởng GDP lần lượt là 0,3% và 0,51%. Bán lẻ điện tử dự báo sẽ tăng 20% trong năm nay lên 16,4 tỷ USD, so với 5 tỷ USD năm 2015. Theo nghiên cứu của Công ty phân tích dữ liệu Metric năm 2022, Việt Nam đang nổi lên là thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Xem thêm tại ĐÂY

Một số điểm tin chính về tài chính và kinh doanh trong tuần qua

  1. Vietnam’s nation brand value up 11 percent
  2. Budget revenue from tax reaches nearly 94% of estimate
  3. Vietnam making major contribution to global food security
  4. Investors warned of the possibility of corporate bond default
  5. Sustainability key to cotton production growth: Experts
  6. Banks speeds up digital transformation
  7. Quang Ninh to further facilitate operation of int’l container shipping firms
  8. Hai Phong lures more than 1.24 billion USD in first nine months
  9. Tra Vinh, Ben Tre develop sea-based economy
  10. Logistics to become spearhead industry in HCMC