Bản tin Tổng hợp đầu tuần - Số 01, tháng 10/2022

Việt Nam xếp thứ 63 trên tổng số số 113 môi trường kỹ thuật số và hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Chỉ số ADB đo lường chất lượng của môi trường dành cho các doanh nghiệp kỹ thuật số bằng cách xem xét mức độ số hóa trong tám lĩnh vực: văn hóa, thể chế, điều kiện thị trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tri thức, tài chính và mạng lưới nghành nghề.

Singapore có hệ thống hỗ trợ và môi trường kỹ thuật số tốt nhất thế giới dành cho các doanh nghiệp, theo Chỉ số Toàn cầu về Hệ thống Khởi nghiệp Kỹ thuật số, được công bố vào ngày 21 tháng 9 như một phần của Bản cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á 2022. Theo đó, Mỹ xếp thứ hai, Thụy Điển thứ ba, Thái Lan thứ 59, Việt Nam thứ 63, Indonesia thứ 71, Ấn Độ thứ 75 và Philippines xếp thứ 79. ADB cho biết, có tới 17 trong số 21 nền kinh tế đang phát triển ở châu Á bị xếp hạng dưới cùng, nhấn mạnh nhu cầu nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật số, đồng thời lưu ý rằng kinh tế số mang lại cơ hội tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp ở châu Á và Thái Bình Dương.

Theo các chuyên gia đầu ngành, thương mại điện tử phát triển nhanh chóng và đem lại nguồn tiền khổng lồ, nhưng việc nộp thuế không tương xứng với doanh thu cho thấy cần phải có chính sách thuế tốt hơn để ngăn chặn thất thu. Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Cục trưởng Cục Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân cho biết, Bộ Tài chính đã triển khai cổng thông tin điện tử về thuế số cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (FSP) và ứng dụng eTax Mobile dành cho cá nhân nhằm tạo thuận lợi cho việc nộp thuế. Hơn 90% người dùng Internet tại Việt Nam tham gia vào mua sắm trực tuyến, biến thương mại điện tử thành công cụ kiếm tiền. Việc nộp thuế trong thương mại điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 85, được ban hành nhằm bổ sung các quy định đối với thương mại trực tuyến và đảm bảo thương mại truyền thống và thương mại điện tử được quản lý bình đẳng.

Tin nổi bật tuần qua

Theo công bố từ Tổng cục Thống kê ngày 29 tháng 9, giá trị xuất nhập khẩu của cả nước đạt 558,5 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2022, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 282 tỷ USD, trong khi nhập khẩu đạt 276 tỷ USD, lần lượt tăng 17,3% và 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi rà soát, có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng vượt mốc 10 tỷ USD. Việt Nam xuất siêu 24,3 tỷ USD với Liên minh châu Âu, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm tại ĐÂY

Một số điểm tin chính về tài chính và kinh doanh trong tuần qua

  1. Vietnam has spent over $3.3 bln to combat Covid-19: report
  2. Vietnam’s GDP rises by 13.67% in third quarter: statistics office
  3. Vietnam ranks 63rd globally in digital environment
  4. M&As in Vietnam forecast to slow down in H2 2022
  5. E-commerce needs better legal framework to prevent tax loss: insiders
  6. Foreign service providers fulfill tax obligations in Vietnam
  7. Vietnam’s August seafood exports up 80 percent year on year
  8. The first Danish FDI factory in An Giang starts running
  9. Bình Dương encourages enterprises to invest in social housing
  10. Quảng Ninh working hard to develop night-time economy