Tài chính COP27: Biến tham vọng thành hành động đáng tin cậy

Một trong những quyết định then chốt của COP26 là thừa nhận rằng quy mô và tốc độ của những thay đổi cần thiết trong quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững hơn đòi hỏi tất cả các hình thức tài chính. Tài chính công phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn và thích ứng với khí hậu hơn, trong khi tài chính tư nhân tài trợ cho công nghệ, đổi mới, nghiên cứu và các mô hình kinh doanh bền vững.

Do đó, COP năm ngoái đã xác nhận việc ra mắt Glasgow Financial Alliance for Net Zero (GFANZ) để cải thiện cam kết đối với tham vọng net-zero và thiết lập một diễn đàn giải quyết các thách thức trong toàn lĩnh vực liên quan đến quá trình chuyển đổi. Khi chúng ta bước vào Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2022 (COP27), GFANZ hiện có hơn 550 thành viên đến từ hơn 50 quốc gia. Họ đưa ra các khuyến nghị và khuôn khổ tự nguyện cho các tổ chức tài chính đang tìm cách thiết lập các chiến lược net-zero, cũng như hướng dẫn về cách tăng cường huy động tài chính.

Vậy lĩnh vực tài chính đã học được những gì trong 12 tháng qua và làm thế nào COP27 có thể thúc đẩy lĩnh vực này tiến xa hơn nữa?

Phát triển lộ trình và mục tiêu cụ thể

Một điều đã trở nên rõ ràng trong 12 tháng qua liên quan lộ trình phát triển, đặt mục tiêu và sắp xếp danh mục đầu tư, đó là ngân hàng cần xem xét các khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như công ty bảo hiểm hoặc nhà đầu tư tổ chức. Mặc dù cam kết chuyển đổi sang net-zero và huy động tài chính ngày càng tăng, nhưng việc triển khai đang bị chậm lại vì cần có sự hướng dẫn phù hợp và linh hoạt hơn nhằm giải đáp các mối quan tâm của từng chủ thể tham gia lĩnh vực tài chính. Phát triển các lộ trình và đưa ra lời khuyên cụ thể hơn là thách thức mà GFANZ, cùng với các liên minh và nhóm công tác khác, đang giải quyết nhằm tạo động lực cho ngành tài chính đủ khả năng đạt được các mục tiêu bền vững.

Cải thiện các chỉ số và phương pháp tiếp cận

Một thách thức chính hiện nay đối với những chủ thể tài chính là đo lường hoặc đánh giá sự liên kết của các hoạt động đầu tư, cho vay và thẩm định bảo hiểm để họ có thể lập biểu đồ tiến trình chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững hơn. Mặc dù ngày càng có nhiều chỉ số và phương pháp tập trung vào tính bền vững, nhưng không phải tất cả đều có mục tiêu đo lường tiến trình thay đổi quỹ đạo của lộ trình chúng ta đang thực hiện. Ngoài ra, tùy thuộc vào phương pháp được sử dụng sẽ cho ra các kết quả khác nhau về mức độ thân thiện môi trường của danh mục đầu tư, đồng thời kết quả thường bị hiểu sai bởi các nhà đầu tư không nắm được các giả định cơ bản. Mặc dù có sự nhất trí chung về nhu cầu tập trung vào các chỉ số phản ánh các mục tiêu chuyển đổi chính xác hơn, nhưng vẫn còn quá nhiều chỗ cần làm rõ các trong các phương pháp hiện tại và nhu cầu đưa ra cũng như chứng minh các giả định tạo ra rào cản đối với việc áp dụng.

Tính minh bạch và công khai là yếu tố sống còn để huy động tài chính

Khả năng huy động tài chính cho các hoạt động bền vững của các tổ chức tài chính phụ thuộc vào sự công khai và minh bạch của các công ty mà họ đầu tư hoặc cho vay vốn. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan như SEC, Hội đồng Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế (ISSB), Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) và Tổ chức tư vấn báo cáo tài chính Châu Âu (EFRAG) mới thành lập gần đây đều đang nghiên cứu các nguyên mẫu công khai về khí hậu và tính bền vững chung để cải thiện tính minh bạch. Trong khi mỗi cách tiếp cận đều đang cùng lúc khai thác một số lĩnh vực nhất định và đang giúp định hình quá trình chuyển đổi, nhưng chỉ có cách tiếp cận của EFRAG hiện xem xét việc tiết lộ thông tin qua lăng kính trọng yếu kép chi tiết hơn để đánh giá tác động đối với Trái đất, con người và lĩnh vực tài chính. Khi các cuộc thảo luận diễn ra, các nguyên mẫu sẽ xuất hiện để mang lại sự chặt chẽ và nhất quán trong các tiêu chuẩn công bố thông tin trên nhiều khu vực pháp lý.

Xem xét các rào cản

Các phiên họp riêng về tài chính dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại COP27 để xem xét công việc đã đạt được và các cách để loại bỏ các rào cản cản trở tiến trình trong tương lai. Một rào cản hiện tại là thiếu sự công nhận chính thức theo thỏa thuận về tài sản xanh, khiến những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính phải miễn cưỡng đầu tư khi không chắc chắn về các chứng nhận xanh được công bố. Mặc dù nhiều mô hình đã được phát triển, nhưng không có mô hình nào là toàn diện và đủ vững chắc để mang lại cho chủ thể tài chính sự tự tin để áp dụng. Một rào cản khác là mức độ rủi ro liên quan đến hiệu quả tài chính của tài chính xanh và cách loại bỏ sự không chắc chắn cũng như tăng cường niềm tin và độ tin cậy tài chính vào các dự án xanh. Sự can thiệp của các cơ quan quản lý hiện được coi là chìa khóa để củng cố niềm tin và khuyến khích các chủ thể tài chính huy động vốn bằng cách áp dụng quy định nghiêm ngặt tương tự đối với các dự án xanh như hiện đang áp dụng cho đầu tư truyền thống.

Rõ ràng là lĩnh vực tài chính đã đạt được nhiều tiến bộ trong 12 tháng qua, đặc biệt là trong việc hợp tác để đưa ra các giải pháp và chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Điều này liên quan đến việc mỗi chủ thể tự đánh giá quá trình chuyển đổi sang một tương lai bền vững và những lĩnh vực mà họ có thể cải thiện. Đối với những chủ thể đã đạt đến một giới hạn bền vững nhất định, sự phản hồi này đã cung cấp một khuôn mẫu, khuyến khích và làm rõ lộ trình cho những khách hàng đang tìm cách cải thiện quá trình chuyển đổi bền vững của chính họ.

Như chúng ta đã chứng kiến ​​sự tiến bộ cho đến hôm nay, chỉ có cộng tác và cùng nhau học hỏi thì những thách thức về tính bền vững mới có thể trở thành cơ hội. Hy vọng rằng COP27 sẽ cung cấp thêm sự thúc đẩy cần thiết cho lĩnh vực tài chính để biến tham vọng phát triển bền vững thành các hành động đáng tin cậy.