Phong vũ biểu trong quản trị doanh nghiệp 2023: Lãnh đạo táo bạo để xây dựng tương lai doanh nghiệp bền vững

Báo cáo về quản trị mới nhất của chúng tôi đã cho thấy những thách thức đáng kể trong năm qua, bao gồm lạm phát và bất ổn kinh tế, tăng giá năng lượng, xung đột về chính trị và lãnh thổ, dù vậy các nhà lãnh đạo vẫn có tinh thần chiến đấu và hướng đến những tích cực cho năm 2023. Công nghệ và tính bền vững là hai ưu tiên chiến lược hàng đầu trong vòng 3 đến 5 năm tới, và các nhà lãnh đạo đang tập trung đầu tư vào các lĩnh vực này để đảm bảo hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế tương lai.

Báo cáo chỉ ra rằng:

  • Lạc quan trước những thách thức đang diễn ra: Bất chấp sự bất ổn về kinh tế, giá năng lượng ngày càng tăng và căng thẳng chính trị lẫn lãnh thổ, hầu hết các lãnh đạo điều hành doanh nghiệo đều lạc quan về sự tăng trưởng trong tương lai. 86% tin vào triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2023.
  • Các xu hướng tác động đến doanh nghiệp năm 2023: Các xu hướng bên ngoài dự kiến ​​sẽ có tác động lớn nhất đến các doanh nghiệp trong năm nay là xu hướng kinh tế, bao gồm lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng; giá năng lượng tăng và/hoặc thiếu hụt năng lượng; và sự xuất hiện của các công nghệ mới.
  • Tự tin đáp ứng các xu hướng: Mức độ tin cậy tổng thể thấp hơn một chút so với năm ngoái nhưng cao hơn so với nghiên cứu năm 2020 theo “Chỉ số tin cậy từ Mazars”. Các nhà lãnh đạo tự tin nhất vào khả năng quản lý các công nghệ mới (54% rất tự tin) và ít tự tin nhất khi đối phó với bất ổn chính trị lãnh thổ (23% rất tự tin), giá năng lượng tăng/sự thiếu hụt năng lượng (27%), khan hiếm nhân lực (32%) và các xu hướng kinh tế (33%) – đây cũng được coi là những rào cản chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Hội nhập với thế giới số: Chuyển đổi áp dụng CNTT/công nghệ trong doanh nghiệp là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo trong vòng 3 đến 5 năm tới. Sự xuất hiện của công nghệ mới dự kiến ​​sẽ có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của họ và họ nhận ra tầm quan trọng của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, dữ liệu lớn và Web3. Các mối đe dọa an ninh mạng vẫn diễn ra thường xuyên nhưng các nhà lãnh đạo tự tin rằng dữ liệu của họ vẫn được bảo vệ tốt.
  • Đầu tư vào tương lai bền vững: Chiến lược phát triển bền vững mới hoặc được sửa đổi đứng thứ hai trong danh sách chiến lược ưu tiên trong 3 đến 5 năm tới, và hơn 2/3 (68%) cho biết họ dự định tăng đầu tư vào các sáng kiến ​​phát triển bền vững trong năm sau, điều này thể hiện tầm quan trọng của ESG trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo. Hầu hết các doanh nghiệp (65%) đều lập báo cáo phát triển bền vững, nhưng phải thừa nhận rằng chất lượng dữ liệu và việc theo dõi chúng có thể là một thách thức và chỉ hơn một phần ba (36%) cảm thấy hoàn toàn sẵn sàng cho các yêu cầu báo cáo ESG mới.
  • Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đa dạng và nguồn nhân lực: Một phần tư các nhà lãnh đạo cho biết chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài mới hoặc được cập nhật là chiến lược được ưu tiên, với gần một phần ba (28%) xác định việc không thể thu hút lực lượng lao động lành nghề là rào cản đối với sự phát triển công ty. Mặc dù thừa nhận tầm quan trọng của lực lượng lao động đa dạng, nhưng sự công bằng mà nói thực sự điều này vẫn còn khó áp dụng tại nhiều doanh nghiệp, vì những nhân vật chủ chốt trong việc đưa ra quyết định vẫn còn giữ góc nhìn hạn chế về sự đa dạng giới tính.

Tải xuống bản báo cáo đầy đủ để hiểu thêm về những nghiên cứu bên trên và các thông tin chi tiết khác.

Document

Mazars_​C-suite barometer outlook 2023