Báo cáo Phát triển bền vững Châu Á: Liệu các sáng kiến của Liên minh châu Âu chính là tiêu chuẩn công bố ESG trong khu vực?

Báo cáo phát triển bền vững hiện là một yếu tố chiến lược quan trọng có tác động đến việc định giá doanh nghiệp, chuỗi cung ứng và mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, việc các khuôn khổ pháp lý ở châu Âu và châu Á không thể tìm thấy tiếng nói chung đang cản trở sự minh bạch, chất lượng báo cáo, khả năng so sánh và các mục tiêu đầu tư và thương mại. Trong báo cáo phát triển bền vững mới nhất, chúng tôi mong muốn đem đến cái nhìn rõ nét hơn về bối cảnh báo cáo phát triển bền vững của Liên minh Châu Âu, đồng thời đối chiếu với bốn khu vực pháp lý chính của Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore.

Bằng cách so sánh các khuôn khổ báo cáo ESG của EU với các quốc gia đại diện tại Châu Á, các cơ quan quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và các bên liên quan khác sẽ có cái nhìn toàn cảnhvề những trở ngại cũng như cơ hội của các phương pháp tiếp cận báo cáo bền vững khác nhau.

1. Những thay đổi định hình bối cảnh ESG: điều gì đang tác động đến kế hoạch?

Tính 'tương đương' hoặc 'hội tụ' của nhiều khuôn khổ báo cáo ESG quốc gia và quốc tế là yếu tố hàng đầu trong kế hoạch của nhiều cơ quan quản lý khi họ tìm cách giải quyết những lo ngại về khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty địa phương, đồng thời kiểm soát gánh nặng từ các yêu cầu phức tạp và chồng chéo đối với hoạt động quốc tế của doanh nghiệp. Bằng cách cung cấp cái nhìn tổng quan về bối cảnh báo cáo bền vững ở Châu Âu và Châu Á, chúng tôi có thể đánh giá những thay đổi gần đây đang thúc đẩy kế hoạch thực hiện như thế nào và định hình tính khả dụng của chất lượng dữ liệu ESG của doanh nghiệp ra sao. Chúng tôi  cũng tìm hiểu những quốc gia nào hiện đang hoạt động trên cơ sở ‘bắt buộc’, ‘tự nguyện’, ‘tuân thủ hoặc giải thích’ và những thay đổi nào đang diễn ra.

“Tạo ra nhiều dữ liệu khả dụng là điều cần được ưu tiên. Trừ khi có sẵn một mức dữ liệu nhất định, các tổ chức thương mại và nhà đầu tư không thể đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của ngành khi xảy ra các rủi ro bền vững, chẳng hạn như biến đổi khí hậu”.

_Ikeda Satoshi_

2. Thấu hiểu các cổ đông: chìa khóa để điều hướng nguồn vốn vào các dự án bền vững

Để điều hướng nguồn vốn vào các dự án, hoạt động hoặc tài sản bền vững (PAA), điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu các rủi ro và tác động bền vững của các cổ đông kinh tế quan trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính lớn. Báo cáo cung cấp những thông tin và quan điểm về bối cảnh từ các chuyên gia tại Châu Âu và Châu Á, nhấn mạnh những thách thức giữa các bên liên quan về cơ chế quản lý, doanh nghiệp và tài chính tại Châu Á nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp sao cho cân bằng giữa kỳ vọng dữ liệu bền vững của các nhà đầu tư quốc tế và tình hình thực tế đầy phức tạp của nền kinh tế nội địa. Đồng thời, tìm hiểu những kỳ vọng về dữ liệu bền vững và thực trạng kinh tế phức tạp tại các nước đã ảnh hưởng đến bối cảnh chung ra sao.

“Nếu doanh nghiệp thực sự muốn đưa tính bền vững vào mô hình kinh doanh, vào việc báo cáo và đưa ra quyết định đầu tư, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về tác động trong tương lai của các vấn đề bền vững, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với các cổ đông và rộng hơn là đối với xã hội.”

_Mori Yoichi_

3. Liệu báo cáo ESG của Liên minh châu Âu có nên làm mẫu?

Chúng tôi đã đánh giá tiềm năng về tính linh hoạt của các sáng kiến ​​báo cáo bền vững của EU bằng cách nghiên cứu phương pháp chuyển đổi của EU. Những điều chỉnh gần đây theo hướng trọng yếu kép và việc thiết lập một cơ chế phân loại chung cho các hoạt động xanh đã dần dẫn đến mức độ chấp nhận khác nhau đối với kế hoạch giữa các nhà hoạch định chính sách và lập pháp châu Á. Các quy tắc của Liên minh Châu Âu được coi là quá cứng nhắc ở hầu hết các khu vực pháp lý châu Á, khả năng chuyển đổi của các quy tắc liên quan đến báo cáo bền vững hiện là một thách thức đáng kể. Cần tìm hiểu xem các quy tắc liên quan đến báo cáo hiện tại nào được ưa chuộng nhất và tại sao.

“Tôi không nghĩ rằng phương thức của châu Âu phù hợp với nhu cầu trên toàn cầu. Nó quá chi tiết, quá tham vọng đối với nhiều khu vực pháp lý. Từ quan điểm toàn cầu, phương pháp trụ cột đôi của ISSB và GRI, đại diện tương ứng là tình hình tài chính và các yếu tố tác động trên các khía cạnh trọng yếu, có vẻ hứa hẹn hơn ”.

_Alexander Bassen_

Tìm hiểu thêm báo cáo mới nhất của chúng tôi để khám phá cách xác lập khuôn khổ báo cáo bền vững và mức độ nghiêm ngặt của các nghĩa vụ báo cáo chính tại các khu vực pháp lý khác nhau có thể thiết lập một tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn này giúp xác định các mức độ tham vọng tại các khu vực pháp lý có liên quan.

Tải xuống báo cáo đầy đủ tại đây

Documents

Sustainability-reporting-in-Asia-Full-publication
Sustainability-reporting-in-Asia-–-report-on-key-findings